Cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng đơn giản, dễ làm

Cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ứng dụng một cách có hiệu quả. 

Để xử lý các vết ố vàng trên bề mặt đá nhân tạo không phải là điều dễ dàng. Nhiều người vì áp dụng sai cách đã khiến vật liệu mất đi vẻ thẩm mỹ, xuống cấp. Nếu bạn cũng đang không biết phải làm thế nào với những vết bẩn ấy, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây!

Nguyên nhân khiến mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bàn đá bếp bị ố vàng. Việc hiểu rõ vết bẩn trên mặt bàn bếp bắt nguồn từ đâu sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra cách giải quyết. 

Có nhiều nguyên nhân khiến bề mặt đá bị ố vàng

Các chất bẩn tích tụ lâu ngày trên bề mặt đá 

Bếp là khu vực thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, thức ăn. Dường như ngày nào nó cũng nhận được rất nhiều thứ từ việc đun nấu. Nếu chỉ lau bằng khăn thì chỉ phần nào loại bỏ được những mảng bám này. 

Hơn nữa, nhiều vị trí góc chúng ta thường không để ý dẫn tới việc những vết bẩn tích tụ lâu ngày. Dần dà nó trở nên cứng đầu và khó loại bỏ. Một lượng dầu, nước canh hoặc nước trà có thể ngấm xuống bề mặt đá. Từ đó làm cho màu sắc bị biến đổi, ố vàng. 

Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp 

Một trong những nguyên nhân khiến mặt đá bếp hay bị ố vàng đó là vệ sinh không đúng cách. Khác với cách làm sạch đá tự nhiên, khi bề mặt đá nhân tạo bị bẩn cần phải hết sức cẩn thận. Nhất là trong việc sử dụng dung dịch vệ sinh lau chùi. 

Dung dịch có tính tẩy rửa mạnh khiến bề mặt bị mài mòn

Có rất nhiều loại dung dịch tẩy rửa đá nhân tạo. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng thân thiện với vật liệu này. Nếu dùng hợp chất làm sạch có tính acid mạnh dễ dàng làm bào mòn bề mặt. Không những thế còn có thể biến mặt đá bị nhám mất đi tính thẩm mỹ. 

Bởi vậy, khi chọn sản phẩm tẩy rửa, bạn cần đọc kỹ thông tin. Tốt nhất nên dùng dung dịch có độ pH trung bình vừa có khả năng làm sạch tốt, lại không ảnh hưởng tới tuổi thọ vật liệu. 

Bề mặt đá bị oxy hóa với đồ vật 

Đá nhân tạo nhờ sản xuất trên dây chuyền hiện nay nên không bị oxy hóa. Song, các dụng cụ như nồi, chảo, dao, dĩa,… bằng inox hoặc sắt lại dễ gặp tình trạng này. Khi các vật dụng này đặt trên bề mặt đá ốp bếp quá lâu, kết hợp với nước dễ gây gỉ sét. 

Chính sự oxy hóa của các đồ vật ấy đã tác động lên đá ốp, làm cho vật liệu này bị ố vàng. Rất nhiều trường hợp dao dĩa để trong thời gian dài, khi cầm lên bề mặt đá đã bị ảnh hưởng. Vết ố từ vật dụng bị gỉ sét này rất khó làm sạch mà nước thông thường. 

Không bảo trì, bảo dưỡng bề mặt đá thường xuyên 

Việc ốp đá bàn bếp trong thời gian dài mà không bảo trì, bảo dưỡng cũng là nguyên nhân khiến bề mặt bị bám bẩn, ố vàng. Do các vết bẩn dù bằng mắt thường chúng ta đã loại bỏ, nhưng lâu dần chúng sẽ ngấm xuống phía dưới. Chính vì thế nó làm cho mặt đá bị biến đổi màu sắc. 

Bởi vậy, để đảm bảo tuổi thọ và thẩm mỹ cho bề mặt đá ốp bếp, bạn nên bảo dưỡng định kỳ. Ít nhất mỗi năm nên thực hiện 1 lần. Như vậy vừa giúp căn bếp được sáng bóng, lại kéo dài được thời gian sử dụng.  

Cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng đơn giản, dễ làm 

Bề mặt đá ốp bếp bị thấm, bạc màu khiến nhiều người phải đau đầu. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng sẽ vô cùng đơn giản. 

Hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ càng giúp bạn thuận tiện hơn khi xử lý vấn đề này. Bạn có thể áp dụng một trong cách xử lý đá bị ố vàng ngay dưới đây. 

Dùng phương pháp đánh bóng bề mặt đá 

Đánh bóng bề mặt đá là phương pháp giúp xóa bỏ vết ố vàng, trầy xước một cách triệt để. Nhờ đó, bề mặt đá được sáng bóng, thẩm mỹ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể áp dụng cách xử lý đá Marble bị ố vàng này. 

Cách làm sạch bề mặt bằng việc đánh bóng cần phải có máy móc và hóa chất chuyên dụng. Vì thế thường được các đơn vị chuyên nghiệp áp dụng. Đương nhiên bạn cũng có thể thực hiện bằng tay nhưng sẽ khá tốn sức và hiệu quả không được như mong đợi. 

Cùng với đó, đánh bóng bề mặt cần phải có kinh nghiệm thao tác. Nếu không cẩn thận có thể khiến vật liệu bị mài mòn, trầy xước nghiêm trọng hơn. Với những vết bẩn đã thấm dưới bề mặt đá, cần phải dùng dung dịch tẩy rửa để loại bỏ trước khi đánh bóng. 

Dùng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng 

Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho đá nhân tạo giúp hạn chế tình trạng chất bẩn thẩm thấu xuống bề mặt. Đây là cách tẩy vết ố trên mặt đá trắng được áp dụng khá phổ biến. Bạn hãy chọn các sản phẩm không axit, không kiểm là lựa chọn tốt nhất giúp bảo vệ màu đá và tránh ăn mòn. 

Các loại dung dịch này được sản xuất với tỷ lệ thành phần tiêu chuẩn. Do vậy bạn có thể dùng trực tiếp bằng cách xịt lên bề mặt mà không cần pha loãng với nước. Sau mỗi lần xịt, bạn dùng khăn mềm để lau sạch để loại bỏ vết bẩn. 

Sử dụng bột Baking Soda 

Bạn đã thử cách làm sạch đá hoa cương bằng Baking Soda chưa? Tin rằng bạn sẽ phải bất ngờ về hiệu quả của nó. Baking Soda hay được gọi là muối nở, có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng đồ làm bánh,… Bột Baking Soda có tính kiềm nên có hiệu quả vượt trội trong việc xử lý vết ố vàng trên đá. 

Sử dụng Baking Soda giúp tiết kiệm chi phí

Cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng bằng Baking Soda rất đơn giản. Bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt đá bị ố vàng. 
  • Bước 2: Xịt qua một lớp nước mỏng lên vùng cần làm sạch và đổ hỗn hợp Baking Soda khắp khu vực đó. Nên đổ cho nó phủ toàn bộ bề mặt sản phẩm, có thể dày một chút cũng được. 
  • Bước 3: Bọc kín bề mặt cần làm sạch bằng màng bọc thực phẩm. Dùng băng dính để che các cạnh nếu cần thiết. 
  • Bước 4: Sau khoảng 24 giờ, mở lớp màng bọc thực phẩm và loại bỏ hết bột Baking Soda. Các vết ố vàng sẽ bị bột muối nở này hút vào. Cuối cùng chỉ cần lau lại với khăn ẩm là bề mặt đã sạch hoàn toàn. 

Dùng bột mì và nước rửa chén 

Bột mì và nước rửa chén là sự kết hợp hoàn hảo khi muốn làm sạch mặt đá nhân tạo. Đây là cách tẩy vết ố trên đá Granite hiệu quả, tiết kiệm. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Trộn 1 chén bột mì cùng 3 thìa canh nước rửa bát. Thêm nước và trộn đều để thành hỗn hợp đặc, dạng như sữa chua là được. 
  • Bước 2: Bôi hỗn hợp này lên vết ố vàng bề mặt đá. Nên bôi dày khoảng 5mm là tốt nhất. Dùng màng bọc thực phẩm che kín lại, lấy băng dính dán các đầu để cố định. 
  • Bước 3: Sau 24 giờ mở màng bọc và loại bỏ bột mì. Dùng khăn mềm ẩm để làm sạch. Nếu vết bẩn cứng đầu, bạn có thể lặp lại vài lần đến khi bề mặt sạch hoàn toàn. 

Sử dụng Dung môi Isopropyl 

Dung môi Isopropyl là một loại cồn dễ tan trong nước. Đây là cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng an toàn, hiệu quả cao. 

  • Bước 1: Pha nửa chén dung môi Isopropyl với 2 chén nước. 
  • Bước 2: Đổ dung dịch này vào bình xịt và lắc đều. Sau đó, xịt trực tiếp lên bề mặt đá ốp bếp. Dùng khăn mềm ẩm vừa xịt vừa lau. Với những phần bị ố vàng nặng, bạn có thể thực hiện nhiều lần để có hiệu quả tốt. 

Sau khi dùng dung môi cần lau khô bề mặt bằng khăn mềm

Nước oxy già

Sử dụng oxy già để làm sạch bề mặt là cách xử lý đá Marble bị ố vàng đơn giản. Phương pháp này phù hợp với các vết ố nhỏ, mới xuất hiện. Tuy nhiên, oxy già có tính tẩy rửa mạnh nên bạn nên pha loãng với nước trước khi tiến hành làm sạch vết bẩn. 

  • Bước 1: Hòa oxy già và nước với tỷ lệ 1:1. 
  • Bước 2: Thấm miếng bông gạc hoặc khăn mềm vào dung dịch vừa pha, vắt kiệt.
  • Bước 3: Phủ miếng bông đã tẩm hỗn hợp lên vết ố vàng và phủ màng bọc thực phẩm lại. Có thể dùng một tấm gỗ phẳng để cố định lên trên. 
  • Bước 4: Sau 24 giờ, lấy miếng bông ra khỏi bề mặt. Nếu vết ố vàng chưa hết, bạn có thể tiếp tục thực hiện như vậy thêm 1 – 2 lần cho đến khi sạch hẳn. 

 

Luôn vệ sinh bề mặt đá ốp bếp sau khi đun nấu

Ngoài phương pháp đánh bóng bề mặt, các cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng đều dễ thực hiện. Bạn có thể tự tiến hành mà không cần phải nhờ đến các đơn vị chuyên nghiệp giúp tiết kiệm chi phí. 

Những cách xử lý làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng trên đây chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là sử dụng đúng cách, bảo trì, vệ sinh thường xuyên. Có như vậy đáp ốp bếp mới đẹp bền theo thời gian.